ISO là gì? Tổng quan về tiêu chuẩn ISO và chứng nhận ISO

ISO là gì? Tổng quan về tiêu chuẩn ISO và chứng nhận ISO

Tiêu chuẩn ISO được đưa ra nhằm xây dựng một hệ thống đánh giá toàn diện về bất kỳ một hoạt động nào đó của doanh nghiệp. Mọi người có thể bắt gặp các tiêu chuẩn mà sản phẩm đó tuân theo ngay trên bao bì sản phẩm. Vậy tiêu chuẩn ISO là gì? Quy định những gì và các bộ tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay.

ISO là gì?ISO là gì?

 

ISO là gì? Viết tắt của cụm từ International Organization for Standardization là một tổ chức quốc tế lớn xây dựng các tiêu chuẩn đi vào hoạt động từ năm 1947. Do hình thành từ rất lâu nên có thể thấy hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn được áp dụng theo ISO. Các tiêu chuẩn được đưa ra bởi ISO thì phù hợp và tạo nên những sản phẩm có giá trị tốt nhất được mọi quốc gia áp dụng.

Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên thứ 77 trong tổng số 160 nước tham gia vào ISO. Các quốc gia gia nhập đều đồng ý với các quy định và tiêu chuẩn mà ISO đưa ra. Hiện nay, Việt Nam cũng có hệ thống tiêu chuẩn riêng phù hợp với các quy định mà luật pháp Việt Nam yêu cầu đó là TCVN.

Tiêu chuẩn ISO áp dụng được tại nhiều lĩnh vực như sản xuất, sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ, … Mục đích chính cho việc đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng, thôi thúc sự phát triển, tạo môi trường an toàn và lành mạnh.

Ước tính ISO đến hiện nay đã ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn cho mọi hoạt động liên quan đến thương mại, công nghiệp và nhiều hoạt động khác liên quan. Mọi tiêu chuẩn đều được công nhận về mọi mặt, đảm bảo khả năng thực thi.

Tiêu chuẩn ISO là gì?

Tiêu chuẩn ISO là một hệ thống các tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các quy tắc quốc tế nhằm hỗ trợ kiểm soát tốt các hoạt động, kết quả của các hoạt động của doanh nghiệp. Nó giống như một luật lệ mà tất cả các đơn vị trực thuộc phải tuân theo, tất nhiên tiêu chuẩn ISO luôn đem lại những lợi ích tốt đẹp nhất.

Mỗi một ngành nghề đều có những tiêu chuẩn ISO riêng thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng khâu sản xuất cũng như trong quá trình quản lý nhân sự. Chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế và điều này tạo thuận lợi hơn cho việc lưu thông hàng hóa giữa các khu vực.

Các doanh nghiệp làm tốt theo tiêu chuẩn ISO cũng sẽ làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ đó thúc đẩy sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp, luôn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất hài lòng mọi đối tượng khách hàng.

Các bộ tiêu chuẩn và chứng nhận ISO phổ biến

Những bộ tiêu chuẩn và chứng nhận ISO phổ biến

ISO đã ban hành nhiều bộ tiêu chuẩn cho đa lĩnh vực trong đó có những bộ tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất:

Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 mới nhất được ban hành vào năm 2015 sửa đổi và bổ sung cho tiêu chuẩn trước. Có thể thấy tiêu chuẩn ISO 9001 là một loạt các tiêu chuẩn quy định về các hoạt động quản lý của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, từ các ngành nghề sản xuất đến kinh doanh, hoạt động thương mại.

Nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý tốt để điều hướng hoạt động của doanh nghiệp. Loại bỏ những điểm triển khai không tốt, để sửa đổi hoàn thiện quy trình và các bộ phận doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn được xây dựng để bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động cần đảm bảo thân thiện với môi trường, có những biện pháp làm giảm các tác nhân xấu gây ô nhiễm môi trường.

Vấn đề về môi trường luôn được quan tâm ở bất kỳ đâu, bất cứ thời đại nào nên doanh nghiệp nào thực hiện tốt được đánh giá rất cao. Đặc biệt các hoạt động sản xuất cần đưa ra các biện pháp khắc phục vấn đề về chất thải công nghiệp, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Chứng chỉ ISO 22000

Phát triển dựa theo nhu cầu của con người mà hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm phát triển rất mạnh mẽ. Vì vậy tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được cập nhật mới nhất vào năm 2018.

Các sản phẩm được sản xuất và chế biến dựa trên những tiêu chuẩn được đưa ra nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất và an toàn. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn tạo ra sự giao thương hàng hóa giữa các quốc gia, dựa vào đó để đánh giá xem sản phẩm có đạt yêu cầu hay không vì vậy các chủ đầu tư bắt buộc phải tìm đến các dịch vụ tư vấn dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp để đáp ứng mọi tiêu chuẩn mà ISO 22000 đưa ra.

Tiêu chuẩn HACCP

Tiêu chuẩn HACCP

Tiêu chuẩn HACCP cũng là một tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm, nó áp dụng cho toàn bộ quá trình chế biến, điều kiện sản xuất thực phẩm. Cơ sở sản xuất phải được thiết kế và trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia đều đang thực hiện tiêu chuẩn HACCP trong kinh doanh. Họ áp dụng Tiêu chuẩn HACCP để dễ dàng quản lý hoạt động, phân bổ và điều tiết sản xuất tốt hơn, tạo ra những sản phẩm chất lượng và tăng độ tin cậy với khách hàng và đối tác.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý sức khỏe, đánh giá và đảm bảo điều kiện tốt nhất về tính an toàn của doanh nghiệp. Dựa vào Tiêu chuẩn OHSAS 18001 mà doanh nghiệp có thể dự đoán được các rủi ro, tình huống không lường trước được để phòng tránh và đưa ra biện pháp cải thiện.

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Chứng nhận ISO 45001 là hệ thống tiêu chuẩn mới được ban hành vào tháng 3 năm 2018 dựa trên các tiêu chuẩn trước đó và sự thay đổi của xã hội, để thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001.

Những doanh nghiệp đang hoạt động dựa trên hệ thống tiêu chuẩn cũ sẽ được yêu cầu chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 45001:2018 sau ngày 12 tháng 3 năm 2021. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do sự phát triển lớn mạnh của xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa, các tiêu chuẩn đưa ra cũng cần phù hợp hơn.

Tiêu chuẩn ISO 13485

Áp dụng trong hệ thống y tế, tiêu chuẩn ISO 13485 vừa đưa ra bản cập nhật mới nhất hoàn thiện lại hệ thống tiêu chuẩn trước đó. Các doanh nghiệp, đơn vị chịu trách nghiệm phân phối và sản xuất các thiết bị, dụng cụ y tế cần tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn ISO 13485 đưa ra nhằm xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ cho việc kinh doanh các mặt hàng y tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Vật dụng y tế luôn đòi hỏi về chất lượng và mức độ an toàn để phục vụ tốt trong công việc. Vì vậy các doanh nghiệp cần áp dụng đúng các tiêu chuẩn cho hệ thống sản xuất của mình.

Chứng nhận hệ thống ISO

Chứng nhận hệ thống ISO

Các doanh nghiệp và đơn vị để tiến hành đánh giá tiêu chuẩn ISO sẽ cần có các cơ quan thẩm quyền, bên liên quan tư vấn GMP và ISO. Dựa trên các chứng chỉ ISO sẵn có và các kết quả thu được từ quá trình hoạt động mà bên thứ ba như GMP Groups thực hiện đánh giá và đưa ra kết luận.

Ví dụ một cơ sở sản xuất thực phẩm sẽ được đánh giá về mức độ an toàn thực phẩm và các quy trình chế biến dựa trên chứng nhận ISO 22000 và HACCP, và một số tiêu chuẩn khác có liên quan. Cơ sở đủ điều kiện hoạt động khi thực hiện tốt và đảm bảo đúng quy trình làm việc.

Sau khi xác nhận nếu doanh nghiệp đạt yêu cầu sẽ được bên thứ 3 cấp giấy chứng nhận ISO. Giấy chứng nhận ISO thể hiện mức độ làm việc an toàn và uy tín của doanh nghiệp, giúp tạo được độ tin cậy của doanh nghiệp trên thị trường.

Có thể thấy khi thực hiện các chiến lược quảng cáo nhiều nhãn hàng kèm thêm chứng chỉ ISO để khách hàng yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Trên bao bì sản phẩm cũng được cung cấp về hệ thống tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đang thực hiện với sản phẩm.

Chứng chỉ ISO có thời hạn sử dụng trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp. Và doanh nghiệp được đánh giá định kỳ chứng chỉ ISO mỗi năm một lần.

Như vậy tiêu chuẩn ISO được coi là thước đo đánh giá chuẩn xác nhất chất lượng sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng. Để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn thì đơn vị cần xây dựng hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với những chia sẻ trên, Commodorebook đã giúp bạn hiểu được ISO là gì? Quy định những gì và các bộ tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay.